Biến tần Mini

Biến tần Mini

Biến tấn Micro Misolar.

Độ bền cao

Công suất: 600w – 1200w

Thiết kế nhỏ gọn

Tối ưu hóa cach ly, khi có tấm pin lỗi

Micro Inverter


Micro inverter còn gọi là biến tần phân tán. Thay vì sử dụng 1 bộ inverter kết nối chung cho hệ thống pin năng lượng mặt trời, Thì nay mỗi tấm pin (hoặc cặp pin) sẽ được đấu với từng inverter riêng biệt (Micro inverter). Điện ra tại các micro inverter là điện xoay chiều (AC), các micro inverter này được lắp ngay dưới tấm pin nhờ thiết kế nhỏ gọn. Các micro inverter trong hệ thống sẽ được đấu song song và hòa lưới

 Tối ưu hóa năng lượng

 

Đầu tiên hãy tìm hiểu một chút về cách thức hoạt động của một bộ biến tần

Với một bộ biến tần truyền thống, các tấm pin sẽ được mắc nối tiếp với nhau tạo thành một chuỗi. Vì thế khi có một tấm pin gặp sự cố thì các tấm pin còn lại trong chuỗi sẽ giảm theo để phù hợp với đầu ra của tấm pin gặp sự cố.

 

Lấy một ví dụ: Bạn có một chuỗi các tấm pin với công suất 350W mỗi tấm, khi một tấm pin trong chuỗi gặp sự cố ( do trầy xước, bóng râm, vật khác đè lên ) làm giảm công suất của tấm pin này xuống còn 300W. Thì lúc này, tất cả các tấm pin còn lại trong chuỗi đều sẽ hạ công suất xuống 300W.

 

Tuy nhiên, MicroInverter đã khắc phục được nhược điểm này. Mỗi tấm pin sẽ được tách riêng với các tấm pin khác. Khi một tấm pin xảy ra sự có làm giảm công suất thì các tấm pin còn lại vẫn sẽ không bị ảnh hưởng mà tiếp tục phát ra công suất định danh của nó. Nhờ đó Micro Inverter cho phép bạn tạo ra nhiều điện hơn cho các trường hợp trên.

 

2.2.Cách ly thiết bị lỗi

 

Ở trong các hệ thống điện mặt trời thông thường, khi có một tấm pin gặp sự cố, bắt buộc bạn phải ngắt chuỗi có chứa tấm pin ra khỏi hệ thống hoặc phải tắt cả hệ thống để có thể chờ các nhân viên kỹ thuật đến sửa chữa. Đối với một hệ thống nhỏ thì sẽ ảnh hưởng ít hơn, nhưng còn đối với những hệ thống lớn với 15-20 tấm pin cho một chuỗi thì sao ? Nếu thời gian chờ này quá lâu sẽ dẫn đến thiệt hại cho chủ đầu tư làm chậm khả năng tiết kiệm và hoàn vốn mà hệ thống đem lại.

 

Với Micro Inverter, bạn sẽ không cần phải quá lo về việc này, khi một tấm pin xảy ra hư hỏng sẽ chỉ có tấm pin này được tách ra khỏi hệ thống mà thôi. Phần còn lại vẫn có thể tiếp tục sản xuất ra điện năng phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ điện của bạn.

 

 Dễ dàng cài đặt

 

Với thiết kế nhỏ gọn, bạn có thể lắp đặt MicroInverter ngay mặt sau của tấm pin. Với 2 đầu jack AC và DC, bạn có thể kết nối và cài đặt chúng một cách dễ dàng vào các thiết bị trong ngôi nhà.

 

 Đơn giản trong việc nâng cấp hệ thống

 

Có rất nhiều khách hàng sau khi lắp đặt của MISOLAR có nhu cầu nâng cấp sau khi lắp đặt. Vì không phải ai cũng đủ tài chính để có thể đầu tư một lần cho hệ thống có thể tiết kiệm 100% chi phí tiền điện cả. Nhưng trong tương lai nếu có nhu cầu mở rộng thêm thì MISOLAR sẽ luôn có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho khách hàng của mình mở rộng thêm. Và đây cũng chính là một điểm mạnh của MicroInverter.

 

Đối với một hệ thống thông thường, khi nâng cấp thêm pin cho hệ thống, bắt buộc bạn sẽ phải thay thế bộ Inverter mới cho phù hợp với tổng công suất của các tấm pin sau khi nâng cấp. Nhưng với tính chất kết nối 1-1 giữa MicroInveter và tấm pin, bạn có thể tăng giảm kích thước của hệ thống theo ý muốn mà không cần phải lo về khả năng tương thích của hai thiết bị này.

 

 Bố trí linh hoạt

 

Khi lắp đặt các hệ thống điện mặt trời, MISOLAR sẽ cố gắng tư vấn cho khách hàng lắp đặt về hướng Nam vì ở Việt Nam đây là hướng có nhiều ánh sáng nhất trong ngày, nhờ đó mà hệ thống có thể phát ra được công suất tối đa. Tuy nhiên, trong những trường hợp bất khả kháng thì tấm pin vẫn có thể được lắp đặt ở hướng khác.

 

Với các hệ thống thông thường, các tấm pin trong một chuỗi phải lắp đặt theo cùng một hướng. Vì nếu có một tấm pin khác hướng, tất cả các tấm pin trong chuỗi sẽ tạo ra năng lượng bằng với công suất của tấm pin thấp nhất.

 

MicroInverter sẽ khắc phục nhược điểm này. Nó giúp bạn linh hoạt hơn trong việc bố trí các tấm pin theo ý muốn giúp tăng khả năng hiệu quả mà tấm pin có thể mang lại. Cho dù bạn lắp các tấm pin theo nhiều hướng khác nhau, thì các tấm pin vẫn sẽ được tách biệt và không ảnh hưởng đến nhau, do đó bạn có thể phân phối chúng theo cách mà bạn muốn.

 

Khả năng ngắt khẩn cấp

 

Khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp, ví dụ như ngôi nhà xảy ra hỏa hoạn, lính cứu hỏa có thể phải leo lên mái mà để dập lửa và để đảm bảo an toàn cho họ tránh khỏi nguy cơ bị điện giật thì chế độ ngắt nhanh là rất cần thiết. Bộ Micro Inverter được thiết kế để đáp ứng yêu cầu này, nó có thể ngắt điện nhanh mà không cần thêm bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào khác. Đây sẽ là một biện pháp an toàn đối với các hệ thống trên mái nhà.

 

 

 Nhược điểm của Micro Inverter

 

.Chi phí cao

Với các tính năng ưu việt ở trên thì chi phí cao là điều vô cùng hiển nhiên. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời sử dụng Micro Inverter sẽ có giá thánh đắt hơn từ 15-20% so với việc lắp đặt các hệ thống thông thường. Tuy nhiên, nếu khu vực lắp đặt là những nơi có nhiều cây cối, tòa nhà che khuất,… thì những hiệu quả mà Micro Inverter đem lại là vô cùng to lớn. Micro Inverter sẽ là giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Còn đối với những nơi có ánh sáng đầy đủ thì hệ thống điện mặt trời thông thường với mức giá rẻ sẽ là lựa chọn tối ưu hơn.

 

 Khả năng xảy ra trục trặc

 

Như đã nói ở trên, khi một tấm pin xảy ra sự cố thì sẽ được ngắt khỏi hệ thống mà không ảnh hưởng đến các tấm pin còn lại. Tuy nhiên với một hệ thống lớn sử dụng nhiều Micro Inverter có thể làm tăng tỉ lệ hư hỏng của các Micro Inverter.

 

Đối với hệ thống thông thường, tất cả các tấm pin sẽ được kết nối về một con Inveter chung, điều này giúp bạn có thể dễ dàng bảo trì, thay thế, sửa chữa. Trái lại, với Micro Inveter việc thay thế sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi nó được lắp đặt đằng sau của tấm pin. Nhưng bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc này, với tiêu chuẩn IP 67 giúp nó có thể chịu được các tình trạng thời tiết khắc nghiệt cũng như các sự va đập mạnh nên việc gặp sự cố sẽ là điều khó xảy ra.

 

 Khi nào nên lựa chọn Micro Inverter

 

Quá nhiều cây cối xung quanh.

Nơi một phần các tấm pin bị bóng râm che khuất.

Một vài tấm pin không có hướng tối ưu do cấu trúc của mái nhà.

Trong trường hợp nếu nhà bạn có một không gian tốt để lắp điện mặt trời, thì hệ thống điện mặt trời hòa lưới mà MISOLAR cung cấp sẽ là một lựa chọn tối ưu hơn, nó có thể giúp bạn giảm từ 15-20% chi phí đầu tư so với việc sử dụng Micro Inveter đấy.

 

2. Ưu điểm của Micro Inverter

 

Không phải tự nhiên mà Micro Inverter lại có giá thành cao, những ưu điểm dưới đây sẽ trả lời lí do vì sao cho bạn:

 

 

Điểm khác biệt của hệ thống này so với các hệ thống điện mặt trời hòa lưới thông thường là nó chỉ có công suất nhỏ từ 300-2000W, điều này làm giới hạn số lượng tấm pin mà nó có thể kết nối. Micro Inverter được gắn vào ngay mặt sau tấm pin mặt trời, cắm nó vào chúng ta sẽ có được một hệ thống điện mặt trời mini, sau đó bạn có thể kết nối những hệ thống này thành một hệ thống lớn hơn.

Micro Inverter hay còn gọi là biến tần vi mô, là loại thiết bị dùng để kết nối với một hoặc một vài tấm pin mặt trời tạo nên một hệ thống điện mặt trời khép kín. Chúng biến đổi dòng điện một chiều ( DC ) từ các tấm pin thành dòng điện xoay chiều ( AC ) để có thể cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình.

Model

MSL600G3-US-220

MSL600G3-EU-230

MSL800G3-US-220

MSL800G3-EU-230

MSL1000G3-US-220

MSL1000G3-EU-230

Dữ liệu đầu vào (DC)

 

Công suất đầu vào được đề xuất (STC)

210 ~ 400W (2 mảnh)

210 ~ 500W (2 mảnh)

210 ~ 600W (2 miếng)

Điện áp DC đầu vào tối đa

60V

Dải điện áp MPPT

25 ~ 55V

Dải điện áp DC hoạt động

20 ~ 60V

Tối đa Dòng điện ngắn mạch DC

2 × 19,5A

Tối đa đầu vào hiện tại

2 × 13A

Số MPPT / Chuỗi trên mỗi MPPT

44958

Dữ liệu đầu ra (AC)

 

Định mức đầu ra năng lượng

600W

800W

1000W

Đầu ra định mức hiện tại

2,7A

2,6A

3,6A

3.5A

4,5A

4.3A

Điện áp / Dải danh định (điều này có thể

220V /

230V /

220V /

230V /

220V /

230V /

thay đổi theo tiêu chuẩn lưới)

176-242V

184 ~ 265V

176-242V

184 ~ 265V

176-242V

184 ~ 265V

Tần số / Dải danh định

50 / 60Hz

Tần số / Dải tần mở rộng

45 ~ 55Hz / 55 ~ 65Hz

Hệ số công suất

> 0,99

Đơn vị tối đa cho mỗi nhánh

8

6

5

Hiệu suất

 

CEC Trọng số Hiệu quả

0.95

Hiệu suất biến tần đỉnh cao

96,5%

Hiệu quả MPPT tĩnh

0.99

Mức tiêu thụ điện vào ban đêm

50mW

Dữ liệu cơ học

 

Nhiệt độ môi trường xung quanh

-40 ~ 65 ℃

Kích thước (mm)

212W × 230H × 40D (Không có giá đỡ và cáp)

Trọng lượng (kg)

3.15

Làm mát

Làm mát tự nhiên

Đánh giá môi trường bao vây

IP67

Tính năng

 

Khả năng tương thích

Tương thích với các mô-đun PV 60 ~ 72 cell

Giao tiếp

Đường dây điện / WIFI / Zigbee

Tiêu chuẩn kết nối lưới

EN50549-1, VDE0126-1-1, VDE 4105, ABNT NBR 16149, ABNT NBR 16150, ABNT NBR 62116,
RD1699, UNE 206006 IN, UNE 206007-1 IN, IEEE1547

An toàn EMC / Tiêu chuẩn

UL 1741, IEC62109-1 / -2, IEC61000-6-1, IEC61000-6-3, IEC61000-3-2, IEC61000-3-3

Bảo hành

10 năm

Báo giá


Để lại thông tin để nhận báo giá cho sản phẩm